Trang chủ CẨM NANG Công thức nấu 10 loại chè giúp thanh nhiệt thanh nhiệt

Công thức nấu 10 loại chè giúp thanh nhiệt thanh nhiệt

200
0

Công thức nấu 10 loại chè giúp thanh nhiệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/ Chè dừa non

Nguyên liệu

– Cùi dừa non

– 5g bột thạch rau câu con cá dẻo

– 300g đường

– 100g bột báng

– 400ml nước cốt dừa

– Lá dứa

Cách làm

– Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng 100ml nước xay nhỏ, lọc bỏ bã giữ lại 100ml nước cốt lá dứa.

– Trộn đều 5g bột thạch với 100g đường.

– Đợi nước sôi đổ hỗn hợp đường và bột rau câu

– Đổ 100ml nước cốt lá dứa vào nồi khuấy đều và tắt bếp. Đổ thạch ra khuôn đợi thạch đông lại.

– Cùi dừa non rửa sạch với nước lọc, cắt sợi.

– Cho bột báng và nước vào nồi đun. Khi nồi bột báng sôi, bạn vặn nhỏ lửa đun đến khi bột báng chuyển sang trong, không đục trắng là được

– Đổ hết nước luộc bột báng đi, thêm 300ml nước và 400ml nước cốt dừa vào nồi khuấy đều.

– Khi nồi nước cốt dừa bột báng sôi, bạn cho nốt 200g đường còn lại và dừa non thái sợi vào, khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

– Trong lúc đợi chè nguội, bạn lấy thạch ra cắt sợi nhỏ giống như dừa non.

– Đợi nồi chè nguội, bạn đổ thạch cắt sợi vào khuấy đều là xong nhé!

Thành phẩm:

– Chè dừa non là món chè đơn giản, dễ làm nhưng hương vị lại cực kì đặc biệt. Dừa non mềm ngọt, thạch lá dứa giòn mát, bột báng dẻo dẻo và nước cốt dừa béo ngậy, tất cả hòa quyện tạo nên món chè thơm ngon, ăn một lần là mê tít.

 

 

 

 

 

 

2/ Chè Hoa Quả

Nguyên liệu:

– 1 muỗng canh bột jerry

– Đường

– Màu thực phẩm 1 ít

– Trái cây : 1 quả kiwi , 1 miếng đu đủ , 1 miếng dưa lưới , nho tươi , dâu tây

– Sữa tươi 300ml

– Sữa đặc 1 ít

– Nước đá bào nhuyễn

Cách làm:

– Bột jery ngâm nở cho vào nồi cùng với nước đường nấu sôi. Cho rau câu vào khuôn đông thạch, và thêm 1 giọt màu xanh thực phẩm vào , để rau câu nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh, những viên rau câu đẹp mắt sẽ được tạo ra nhờ đôi tay khéo léo của chúng ta.

– Các loại quả đem gọt bỏ vỏ, ngâm ngay những miếng hoa quả vào bát nước muối cho khỏi thâm

+ Dâu tây: Rửa sạch, bỏ cuống, cắt làm 4

+ Dưa lưới, đu đủ, kiwi rửa sạch và cắt miếng vuông

+ Nho rửa sạch

– Sữa tươi cho vào nồi thêm đường đun đến khi đường hòa tan hết và sữa bắt đầu sôi lăn tăng thì tắt lửa để nguội hoặc đông lạnh trong ngăn mát .

– Rau câu sau khi đông lấy ra dùng đồ cắt câu

– Nước đá được đập nhuyễn cho vào giữa bát ,cho thêm tất cả trái cây , rau câu lên phía trên

– Cho sữa tươi vào đầy bát rưới thêm sữa đặc lên phía trên khi thưởng thức . có thể thay các loại hoa quả theo mùa cũng sẽ tạo cho món chè thêm hấp dẫn.

Món chè hoa quả có vị ngọt nhẹ, béo ngậy, thơm ngon, vừa ăn. Các loại trái cây tươi ngon, giữ được hương vị của nó, cảm giác được thưởng thức hương vị của nhiều loại trái cây trong cùng một món ăn cũng rất thú vị đấy.

 

 

 

 

 

 

 

3/ Chè khúa bạch

Nguyên liệu:

– 200 gr whipping cream; 200 gr sữa tươi; 0.5 kg nhãn/ vải tươi hoặc 1 hộp trái vải, nhãn…; 10 ml tinh dầu hạnh nhân; 200 gr đường; 580 ml nước; 25 gr bột gelatine

– 20 gr hạnh nhân cắt lát (có thể mua được tại các cửa hàng bán đồ làm bánh).

Cách làm:

– Bột gelatine ngâm với 80 ml nước, để nở hết rồi đem chưng cách thủy cho tan. Hạnh nhân cho vào chảo/ nồi rang vàng, cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín nắp để hạnh nhân được giòn. Bóc vỏ nhãn/ vải và bỏ hạt.

– Nấu 500 ml nước với 100 gr đường và chỗ nhãn đã bóc vỏ (nếu sử dụng đồ hộp thì chỉ nấu nước và đường). Đun khoảng 15 phút sau khi sôi để nhãn/ vải vừa chín tới, không nát quá, cất ngăn mát tủ lạnh.

– Whipping cream + sữa tươi + 100 gr đường còn lại khuấy đều cho tan đường, bắc lên bếp đun lửa nhỏ và ngoáy liên tục để hỗn hợp nóng già nhưng không sôi.

– Thêm gelatine vào ngoáy đều, cho tinh dầu hạnh nhân vào rồi tắt bếp.
bát hoặc khuôn cho nguội rồi cất ngăn mát khoảng 3-4 giờ chờ đông. Khi ăn xắt thành miếng vừa ăn.

Lưu ý: Chị em đang mang thai không nên ăn chè này vì có nhãn. Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Chè khúc bạch nên ăn lạnh sẽ càng thơm và mát.

 

 

 

 

 

 

 

4/ Chè củ năng trái dừa

Nguyên liệu

– Củ năng: 200 g

– Củ dền: 1 củ

– Dứa: 1 quả

– Mít 100 gr

– Hạt đát; 100gr

– Lá dứa: 2 chiếc

– Nước cốt dừa: 4 thìa

– Đường: 1 bát

– Bột năng: 2 thìa

Cách làm

– Củ năng gọt vỏ, thái hạt lựu.

– Củ dền gọt vỏ, cắt làm bốn, cho vào máy xay sinh tố với 200ml nước rồi xay nhuyễn.

– Đổ nước củ dền qua rây lọc để loại bỏ cặn rồi cho vào nồi, thêm 1 thìa đường, khuấy đều rồi đun sôi. Khi nước củ dền sôi, bạn cho củ năng vào đun tiếp. Khi nước sôi lại lần nữa thì vớt củ năng ra bát. Muốn củ năng có màu xanh thì cách làm tương tự thay gấc bằng lá dứa nhé

– Thêm vào bát củ năng 2 thìa bột năng, trộn đều rồi cho vào nồi nước sôi. Khi nước sôi lại, củ năng nổi lên trên, bạn tắt bếp, vớt củ năng ra bát.

– Cho 500ml nước vào một chiếc nồi khác, thêm nước của 1 quả dừa, 3 thìa cốt dừa, 1/2 bát đường, 2 lá dứa, củ năng vào khuấy đều và đun sôi.

– Trình bày thành phẩm: Bạn vớt củ năng vào trái dừa, cho đát và mít đã cắt khúcthêm phần nước vừa đun cùng 1 thìa nước cốt dừa rồi thưởng thức. Vậy là bạn đã hoàn thành món chè củ năng siêu ngon này rồi.

Món chè thơm bùi, ngọt mát và béo ngậy này mà được thưởng thức trong mùa hè thì thật tuyệt. Cách làm lại cực kỳ đơn giản, cùng thực hiện ngay nào!

 

 

 

 

 

 

5/ Rau câu trái dừa

Nguyên liệu:

– Nước dừa xiêm: 2 lít

– Bột rau câu dẻo: 1 gói 10g

– Đường phèn: 250g

– Nước cốt dừa: 150ml

Cách làm:

– Để có được 2 lít nước dừa, bạn có thể sử dụng 5- 6 trái dừa xiêm, bạn nhờ người bán gọt bớt vỏ dừa đi. Bạn chặt dừa sao cho phần miệng hơi rộng một chút. Lọc nước dừa qua một cái rây để lấy nước trong.

Cho nước dừa vào một cái nồi và bật bếp lên để nấu cho sôi.

Đợi nước dừa sôi, bạn trộn bột rau câu con cá dẻo với đường, trộn đều là được.

– Sau khi nước dừa sôi, bạn cho từ từ hỗn hợp đường và rau câu vào. Khuấy đều để hỗn hợp tan trong nước dừa. Nấu thêm khoảng 5-7 phút nữa là có thể tắt bếp

– Bạn múc khoảng 500ml nước rau câu ra một cái nồi nhỏ hơn, bật lên bếp với lửa thật nhỏ, múc đích là giữ nóng phần rau câu để nó không bị đông.

– Phần còn lại bạn ngâm vào một cái thau nước lạnh, vừa ngâm vừa dùng vá khuấy đều cho nó mau nguội. Khi thấy hơi nước không còn bốc lên thì bạn đổ hết phần rau câu này vào những trái dừa. Chú ý là bạn chỉ đổ 2/3 trái dừa thôi nhé.

– Khi thấy rau câu trong trái dừa tạo thành một lớp màng trên lớp mặt, bạn cho phần nước cốt vào nồi rau câu trên bếp, khuấy đều và tắt bếp.

– Cho lớp rau câu nước cốt dừa lên trên cùng của trái dừa. Để yên trái dừa 30 phút cho rau câu được nguội hẳn.

– Dùng màng bọc thực phẩm bao trái dừa lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Yêu cầu món ăn:

Rau câu không quá cứng hay mềm quá.

Màu nước cốt dừa không bị trộn lẫn với màu trắng trong của lớp dưới.

Dùng lạnh là ngon nhất.

Bạn có thể cho ra khuôn hay ly nhựa đều được.

Chúc bạn thành công và có những món ăn ngon cho gia đình!

 

 

 

 

 

 

 

6/ Chè nha đam hạt sen

Nguyên liệu:

Hạt sen: 100g

Nha đam: 300g (hay có nơi gọi là lô hội đấy bạn)

Đường phèn: 100g

Muối

Cách làm:

Hạt sen mua về rửa sạch, lấy hết tim sen, hoặc nếu bạn thích cái vị đắng nhẹ của nó thì để cũng chẳng sao.

Nha đam gọt bỏ hết vỏ xanh, thái hạt lựu.

Sau khi thái hạt lựu, bạn đem nha đam đi rửa sạch với ít muối, cũng không nhất thiết phải rửa sạch hết nhớt đâu nhé. Vớt ra để ráo.

Hạt sen đem nấu với 700ml nước lọc cho chín mềm, khi hạt sen chín mềm thì cho nha đam vào nấu chung. Bạn nấu với lửa nhỏ, vớt bọt nếu có để nước được trong nhé.

Cho đường vào nấu chung, đợi đến khi đường phèn tan hết thì tắt lửa.

Cho chè ra chén là có thể thưởng thức rồi.

Món chè vừa mát giúp giải nhiệt cơ thể trong những ngày nóng bức, ngoài ra còn giúp dưỡng da, hạt sen và tim sen có tác dụng giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Yêu cầu món ăn:

Chè không quá ngọt, ngọt quá sẽ mau ngán.

Món này ăn nóng hay lạnh đều rất ngon.

Chúc bạn không còn những ngày bực bội vì nóng người và có những giây phút vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình nhé!

 

 

 

 

 

 

 

7/ Chè đậu xanh rong biển

Nguyên vật liệu:

Rong biển: 50g

Đậu xanh: 100g

Đường phèn: 300g

Vani: 1 ống.

Cách làm:

Rong biển ngâm trong nước lạnh, rửa sạch nhớt và cắt khúc khoảng 5 cm, để ráo.

Đậu xanh rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu hư, cho lên bếp nấu đến khi chín mềm.

Cho đường phèn vào khuấy đều cho tan hết đường, tắt lửa và cho ống vani vào.

Đợi khi chè nguội chúng ta mới cho rong biển vào, nếu bạn cho rong biển vào khi nước còn nóng hay đang sôi thì sợi rong biển sẽ bị mềm ra ăn không còn ngon nữa.

Bạn múc chè cho vào ly, cho đá lên trên. Vậy là bạn đã có một món chè đơn giản lại rất bổ dưỡng rồi đấy.

Yêu cầu món ăn:

Chè không quá ngọt, sợi rong biển không bị mềm nhũn.

Đậu xanh mềm, bùi.

Chúc bạn thành công với món chè này nhé!

Bạn hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè, người thân nếu thấy hay và hữu ích !

 

 

 

 

 

 

 

8/ Chè đậu xanh nha đam

Nguyên vật liệu

– 1 lá nha đam, khoảng 500 gr;

– 200 gr đậu xanh;

– 1 bát con bột sắn dây;

– Đường (tùy khẩu vị);

– ½ quả chanh;

– 500 ml nước;

– Dầu chuối.

Cách làm:

– Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.

– Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút.

– Sau đó bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.

– Đỗ xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.

– Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.

– Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa ngoáy đều cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.

– Múc chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá nhé!

– Khi ăn, chị em có thể thêm chút tinh dầu chuối vào bát chè cho thơm.

 

 

 

 

 

 

09/ Chè thạch long nhãn

Nguyên liệu:

Thạch bột : 25g

Long nhãn: 100g

Nho khô: 100g

Đường phèn: 200g.

Lá dứa: 3 cọng.

Cách làm:

Thạch ngâm vào 1 lít nước 15 phút cho nở. Sau đó bắt lên bếp nấu cho tan.

Khi thạch tan hết thì tắt bếp đổ thạch vào khuôn để nguội.

Long nhãn và nho khô rửa sạch để ráo.

Bắt ½ lít nước lên bếp, lá dứa bó lại rồi cho vào nồi, thêm đường phèn vào nấu cho tan. Nước đường sôi và đường tan hết thì cho long nhãn và nho khô vào, tắt bếp đậy nắp.

Thạch sau khi nguội thì lấy ra bào sợi để riêng.

Khi ăn, cho một ít thạch vào ly, múc nước đường long nhãn và nho khô đổ lên trên đến 2/3 ly. Thêm đá là có ngay một ly chè thạch Long nhãn mát ngọt rồi.

Yêu cầu món ăn:

Chè không quá ngọt, long nhãn nở đều, nho khô nở vừa, thơm lá dứa.

Chúc bạn thành công và có những giây phút thư giãn bên người thân và bạn bè nhé !

 

 

 

 

 

 

9/ Chè đậu đỏ đường phèn

Nguyên liệu: 

150g đậu đỏ: ngâm nở trước 8 tiếng

80 bột báng: ngâm nở trước 1 tiếng

100ml sữa tươi

80g đường phèn

1 muỗng canh mật ong

Cách làm: 

Bước 1: Nấu đậu đỏ mềm hoặc có thể ninh bằng nồi áp suất

Bước 2: Cho đường phèn vào nấu cùng cho tan hoàn toàn

Bước 3: Nấu bột báng trong khoảng 10 phút, sau đó đậy nắp và tắt bếp. Sau khoảng 15 phút, lấy ra và cho ngay vào nồi nước lạnh.

Bước 4: Dùng một chiếc ly cao, múc bột báng vào trước, sau đó thêm lớp đậu đỏ và chan nước chè, mật ong và sữa vào cùng. Cho thêm ít đá lên trên mặt và thưởng thức.

10/ Chè nha đam

Nguyên liệu

01 lá nha đam, lựa lá dày mà tươi à nha.

150gram đậu xanh không vỏ (có thể thay bằng đậu đỏ, đậu trắng, hạt sen,… tùy sở thích)

150 gram đường, 2 muỗng cà phê muối.

Những thứ này có thể có hoặc không:

1 chén cốt dừa, thốt nốt

1 ống vani (hoặc vỏ quýt khô)

Các nguyên liệu nấu chè khác: thạch, trân châu,…

Cách làm:

1. Sơ chế nha đam

Xắt hạt lựu hoặc xắt sợi tùy ý, xóc với muối, chà nhẹ tay cho hết nhớt và nhựa đắng. Rửa sạch. Lại ngâm với muối loãng chừng 20ph. Pha nước lạnh ý

Ngoài ra cũng có thể rửa với nước vôi trong như rửa với muối. Sạch mà nha đam ăn rất giòn. Yên tâm vì nước vôi trong khử khuẩn rất tốt.

2. Nấu chè

Cho đậu xanh đã chà hết vỏ vào nồi, chế nước vừa đủ, chừng 600ml cho 150gram đậu xanh nha. Đun sôi. Khi vừa sôi thì mở nắp vung, để ý hớt bọt luôn thì nước nấu sẽ trong mà đẹp mắt.

Đun cho đến khi đậu xanh nở đều. Cho đường nêm vừa miệng. Vớt lá nha đam đã ngâm ra, rửa qua nước sạch, thả vào nồi chè. Khuấy nhẹ tay. Thêm vào 1 ống vani.

Bạn nào nấu với vỏ quýt thì chú ý, gói vỏ quýt khô vào một miếng vải sạch, thả vào nồi ngay khi đun. Miếng vải sẽ giữ cho vỏ quýt bị nát không làm đục nước. Chè có hương thơm đặc biệt, khó quên.

Thưởng thức thành quả

Tắt bếp, múc chè ra bát. Dùng nóng khi ăn cho thêm 2 – 3 muỗng cà phê cốt dừa. Thơm thơm, ngậy ngậy.

Dùng lạnh thì để ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn có thể cho thêm thốt nốt hoặc cốt dừa tùy thích.

Nếu các bạn có trân châu thì luộc chín trân châu, vớt ra để ráo nước rồi cho thêm vào chè sau cùng cho đẹp mắt. Trang trí thêm tùy khả năng cho hấp dẫn nha.

Đăng ký Online

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here